アセットパブリッシャー

null Thực hiện 13 mô hình Canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh

Chi tiết bài viết Báo chí với Đồng Tháp

Thực hiện 13 mô hình Canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh

Nhằm thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Cao Lãnh đang tổ chức triển khai tập huấn mô hình “Canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vụ Hè Thu năm 2025” cho thành viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) số 1 Gáo Giồng, HTX DVNN số 2 Gáo Giồng, HTX DVNN số 2 Tân Nghĩa, HTX DVNN Quyết Tâm xã Ba Sao, HTX DVNN Nhị Mỹ, HTX NN Tân Hội Trung, HTX DVNN Phương Thịnh và HTX DVNN số 1 Phong Mỹ.

Quang cảnh lớp tập huấn tại HTX DVNN số 2 Tân Nghĩa

Tại các lớp tập huấn, thành viên các Hợp tác xã được các giảng viên đến từ Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn sản xuất theo quy trình, quy chuẩn, ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến giảm giá thành, nâng cao chất lượng, hiệu quả và canh tác bền vững như: Thu rơm rạ ra khỏi ruộng, có thể, băm nhỏ và cày/xới vùi kết hợp phun chế phẩm vi sinh phân hủy rơm rạ (Trichoderma). Sử dụng hiệu quả các loại phân hữu cơ, vi sinh; giảm mạnh việc sử dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và san phẳng mặt ruộng; sử dụng giống xác nhận, không quá 80 kg/ha, sạ hàng hoặc sạ cụm kết hợp vùi phân, áp dụng rút nước theo nguyên tắc ướt khô xen kẽ. Ghi chép nhật ký sổ tay, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”, hạn chế phun thuốc trừ sâu, rầy trước 40 ngày sau sạ.

Từ năm 2024 đến nay huyện Cao Lãnh đã và đang thực hiện 13 mô hình “Canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh” tại các Tân Hội Trung, Tân Nghĩa, Phương Thịnh, Ba Sao và Nhị Mỹ, với tổng diện tích 1.443 ha. Tham gia mô hình nông dân được nhà nước hỗ 50% kinh phí mua lúa giống, phân hữu cơ vi sinh, nấm tricoderma, ứng dụng cơ giới hoá/công nghệ trong mô hình; hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật cho người dân và sử dụng cơ giới hóa trong toàn bộ quy trình sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Thành Sơn