Asset-Herausgeber

null Tọa đàm kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh trên cây mít

Chi tiết bài viết Tin tức

Tọa đàm kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh trên cây mít

Sáng ngày 23/08, tại xã Tân Hội Trung, Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tọa đàm kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh trên cây mít. Đến dự có ông Huỳnh Thanh Sơn, Huyện ủy viên/Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh cùng với 250 nhà vườn trồng mít trên địa bàn huyện.

 

Tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Bá Phú, Khoa khoa học cây trồng, Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ thông tin về áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, canh tác, chăm sóc, sử dụng phân hữu cơ; trao đổi kinh nghiệm về tổ chức, quản lý sản xuất trên cây mít như: chọn đất trồng, cây giống ghép, chiều cao cây từ 35 - 40cm. Cây sinh trưởng khỏe, không sâu bệnh. không gãy ngọn. Mật độ trồng, cây cách cây 4m; hàng cách hàng 4m. Khi trồng cần xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh bị gãy chồi ghép. Có thể chọn mít siêu sớm, mít ruột đỏ, mít siêu ngọt, mít tứ quý những giống này đều cho năng suất cao, chất lượng tốt như múi dày, hạt nhỏ, ít xơ, vị ngọt thanh, hương thơm hấp dẫn, khi chín không còn nhựa.

Diễn giả Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Minh Tường,  Khoa Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Cần Thơ cho biết, trên cây mít có 3 loại sâu bệnh gây hại ( sâu đục thân, sâu đục trái, ruồi đục trái); biện pháp chăm sóc và phòng trị tốt nhất là, Đảm bảo đủ ẩm thường xuyên cho cây mít; làm cỏ, cắt tỉa các cành sâu bệnh, cắt cành, tạo tán, tạo độ thông thoáng cho vườn mít, giảm sâu bệnh hại, tránh hao phí dinh dưỡng, Chú ý, cắt tỉa không để vườn mít cao quá 3- 5 mét, thuận tiện cho chăm sóc, thu hoạch và phòng đổ ngã khi mưa bão./.

Trần Ngộ